Cây sấu là hình ảnh quen thuộc đối với người dân các tỉnh Bắc bộ với những thứ đồ ăn nước uống bắt miệng như nước sấu, ômai sấu hay tương giấm sấu,…Có thể nói, hầu hết các sản phẩm chế biến từ quả sấu đều được ưa thích và có sức lan tỏa đến mọi miền.
Sấu là giống cây được trồng phổ biến ở miền Bắc
Nhắc đến cây sấu chúng ta thường nghĩ ngay đến những thứ ăn được uống được, nhưng ít ai biết được rằng, nhiều bộ phận của sấu là bài thuốc Đông Y chữa bệnh công hiệu vô cùng.
Công dụng của cây sấu
Mỗi bộ phận trên sấu đều có tác dụng và lợi ích khác nhau chứ không chỉ riêng gì quả sấu, chẳng hạn như sau:
Quả sấu làm ra loại nước uống giải khát tuyệt vời
Quả sấu
Theo Đông Y, quả sấu có tác dụng chủ trị ho, tiêu đờm, nhiệt miệng, ngứa cổ, đau họng, nổi mẩn, và lở ngứa,…Ngoài ra, quả sấu còn được sử dụng để giải rượu, giải khát và trị nhiệt miệng, kể cả phong độc hay sưng tấy,…
Lá cây sấu
Dân gian thường dùng lá sấu nấu nước để chữa mụn loét , mụn viêm nhiễm.
Vỏ cây sấu
Trong nhiều bài thuốc Đông Y, thầy lang đã dùng vỏ thân cây sấu làm dược liệu có tác dụng trị bỏng, chảy máu tử cung, ngứa lở, ăn uống không tiêu,…
Sấu là cây bóng mát và cây thuốc chữa bệnh hữu dụng
Kỹ thuật trồng cây sấu
Trước hết, chúng ta phải chọn loại đất trồng là đất cát pha thịt sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn. Khi trồng sấu nên trồng dày với khoảng cách giữa các hàng vào khoảng 5 – 7m và giữa các cây là 2 – 3m.
Khi sấu được 5 – 6 năm tuổi, chúng ta phải tỉa bớt những cây không sai quả để tập trung dinh dưỡng cho cành khỏe và nhiều quả. Trong vòng 20 ngày đầu phải duy trì độ ẩm cho cây sấu từ 75 – 80% để cây nhanh bén rễ và không bị khô héo.
Những con phố ngợp bóng sấu tươi mát
Cây sấu là giống cây tương đối dễ tính. Vì vậy cho nên, bạn có thể trồng sấu ở vườn nhà để vừa làm bóng mát vừa lấy trái làm nước giải khát, trị bệnh tuyệt vời.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cây Sấu – Cây công trình có nhiều công dụng đặc biệt”
You must be logged in to post a review.